2024-06-14 09:44:38
1. Bước 1: Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư trong tủ điện
+ Việc đọc hiểu bản vẽ là yếu tố hết sức quan trọng, khi đọc hiểu được bản vẽ thì mới biết được mục đích công việc của cần làm cho mỗi tủ điện. Biết làm gì trước, làm gì sau cho hợp lý và hiệu quả công việc nhất.
+ Khi đọc bản vẽ cần kết hợp với danh sách vật tư tủ điện xem các thiết bị trên bản vẽ có thiếu thừa gì so với danh sách vật tư không. Phản hồi lại với người quản lý cấp trên nếu có, để có phương án nhập thêm vật tư hoặc chỉnh sửa thiết kế.
2. Bước 2: Gá lắp thiết bị điện lên tủ điện
+ Thiết bị để lắp tủ điện sẽ được bộ phận kho của công ty cung cấp.
+ Vỏ tủ điện bên lắp giáp cơ khí sẽ chuyển sang xưởng điện để lắp thiết bị điện và đấu nối.
3. Bước 3: Dán tên các thiết bị trên tủ điện
Để công việc đấu nối nhanh, cần phải dán tên các thiết bị theo bản vẽ để khi đấu không phải xem lại bản vẽ, đếm lại số thứ tự thiết bị nhiều lần. Các nhãn tên thiết bị thường được in bằng máy in Brother, MAX,… Máy thông dụng hay sử dụng ở các nhà máy lắp ráp tủ điện để in nhãn thiết bị và ống nhãn để đấu dây là máy LM-550.
4. Bước 4: Gia công, lắp ráp thanh cái đồng; đấu nối mạch động lực của tủ điện.
Với các tủ điện phân phối có dòng định mức của át tổng nhỏ hơn 50A thì các át nhánh sẽ được kết nối với át tổng bằng dây dẫn, thanh cài răng lược. Các tủ điện có dòng điện át tổng từ 100A trở lên thông thường sẽ được kết nối bằng thanh cái đồng.
Phần lắp ráp thanh đồng và dây điện động lực là khâu vô cùng quan trọng. Nếu siết các điểm nối không chặt hay bóp cốt lỏng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng truyền và dẫn điện, lâu dài sẽ bị chập, cháy, hỏng thiết bị.
5. Bước 5: Đấu nối mạch điều khiển trong tủ điện.
+ Đấu dây điều khiển là khâu quan trọng quyết định đến sự hoạt động ổn định của tủ điện, vì chỉ cần một đầu cốt lỏng hoặc tuột vì chưa siết chặt sẽ dấn đến ngừng hoạt động của cả hệ thống.
+ Dây điều khiển thường sử dụng loại dây có tiết diện nhỏ: 0.5mm2; 0.75mm2; 1.0mm2; 1.5mm2.
6. Bước 6: Kiểm tra nguội tủ điện đã lắp ráp, đấu nối.
Sau khi hoàn thiện việc lắp ráp, đấu nối cần kiểm tra lại các hạng mục sau:
+ Kiểm tra lắp ráp đấu nối phần động lực:
+ Kiểm tra đấu nối phần điều khiển:
+ Sau khi kiểm tra đấu nối xong sẽ cắm các thiết bị như rơ le trung gian, rơ le báo mức, phao báo mức,… vào đế của thiết bị.
7. Bước 7: Kiểm tra tủ điện chạy đơn động và liên động không tải.
Sau khi đã kiểm tra kỹ ở bước 6, các bạn tiến hành đấu điện vào để kiểm tra hoạt động đơn động không tải của tủ điện. Việc kiểm tra tủ điện thực hiện trình tự các bước sau:
+ Chuẩn bị dây test tủ:
Đấu dây test tủ: Đấu dây kiểm tra vào đầu vào tủ điện (tại cầu đấu nguồn tổng hay đầu vào aptomat (át) tổng);
+ Thông báo tủ có điện với mọi người không lại gần khu vực kiểm tra tủ điện;
+ Đóng át cấp nguồn test lên, đóng át tại đầu dây chỗ tủ điện;
8. Bước 8: Vệ sinh tủ điện
Sau khi trải qua hết các công đoạn trên sẽ cần vệ sinh tủ điện bằng máy hút bụi và các vật dụng cần thiết. Đảm bảo tủ điện không bị mạt sắt hoặc bụi bẩn.
9. Bước 9: Bộ phận QC nhà máy kiểm tra và ra biên bản
+ Bộ phận QC nhà máy sẽ giám sát từng quy trình ở trên, đảm bảo sản phẩm được kiểm soát 100% tại các công đoạn.
+ Sau khi bộ phận đấu tủ đã test xong , bộ phận QC của nhà máy kiểm tra chất lượng tủ điện. Để sản phẩm không có lỗi khi xuất khỏi nhà máy.
+ Phòng QC ra biên bản test xuất xưởng sản phẩm.
Bước 10: Đóng gói tủ điện
+ Một số dự án có khách hàng trực tiếp đến test tủ điện tại xưởng thì sẽ đóng gói sau khi khách hàng test tủ.
+ Đối với dự án khách hàng không test tại xưởng thì sẽ chuyển tủ điện ra khu vực đóng gói. Đóng gói cẩn thận, đảm bảo an toàn khi vận chuyển đường dài.
Bình luận