2025-03-21 15:36:28
Hệ thống điện trong các công trình công nghiệp, thương mại hay dân dụng đều cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ sự cố và tối ưu hóa hiệu suất vận hành. Một hệ thống điện không được bảo trì thường xuyên có thể tiềm ẩn các rủi ro như quá tải, chập cháy, rò rỉ điện, tổn hao năng lượng đây ảnh hưởng đến sản xuất và con người.
Kiểm tra an toàn điện là quy trình bắt buộc giúp doanh nghiệp xác định các vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp khắc phục kịp thời. Trong bài viết này, VIAS Việt Nam sẽ giới thiệu quy trình kiểm tra an toàn điện chuyên sâu với các bước từ tổng quan đến chi tiết, cùng giải pháp cải thiện hệ thống.
1. Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra sơ bộ để đánh giá nhanh tổng thể hệ thống điện để phát hiện các dấu hiệu bất thường ban đầu, từ đó xác định các hạng mục cần kiểm tra chuyên sâu hơn.
Các hạng mục kiểm tra sơ bộ:
- Kiểm tra hệ thống cấp điện tổng
- Đánh giá sơ bộ hệ thống điện có phù hợp với công suất thực tế không.
- Kiểm tra nguồn cấp điện chính, hệ thống trung thế và hạ thế.
- Kiểm tra tình trạng tủ điện, bảng điện
- Đánh giá bố trí thiết bị trong tủ điện, kiểm tra độ chắc chắn của mối nối.
- Kiểm tra dấu hiệu quá nhiệt, cháy xém, rò rỉ điện trên bề mặt dây dẫn và linh kiện.
- Kiểm tra sơ bộ hệ thống dây dẫn và đấu nối
- Xác định dấu hiệu hư hỏng, lão hóa hoặc tiết diện dây không phù hợp.
- Kiểm tra tình trạng ống luồn dây, khay cáp, cầu đấu xem có bị hở, hỏng hóc không.
- Kiểm tra hệ thống tiếp địa và chống sét
- Kiểm tra hệ thống tiếp địa xem có kết nối đúng tiêu chuẩn không.
- Kiểm tra hệ thống chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền.
- Kiểm tra an toàn vận hành
- Kiểm tra sơ bộ việc vận hành hệ thống điện có tuân thủ tiêu chuẩn an toàn không.
- Xem xét tình trạng sử dụng thiết bị bảo hộ của nhân viên kỹ thuật.
2. Kiểm tra chi tiết
Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đo lường các thông số kỹ thuật nhằm xác định tình trạng hệ thống điện.
Các hạng mục kiểm tra chi tiết:
- Đo điện trở cách điện của dây dẫn và thiết bị
- Sử dụng máy đo điện trở cách điện để kiểm tra tính toàn vẹn của lớp cách điện trên dây cáp, động cơ, máy biến áp và các bộ phận khác.
- Đánh giá tình trạng đấu nối và độ bền của dây dẫn, đảm bảo tiết diện dây phù hợp với công suất tải.
- Kiểm tra tải dòng điện và sụt áp
- Đo dòng điện thực tế của từng nhánh tải để phát hiện hiện tượng quá tải hoặc mất cân bằng pha.
- Đo sụt áp trên từng nhánh mạch để xác định tổn hao điện năng.
- Kiểm tra hệ số công suất và sóng hài
- Sử dụng máy phân tích công suất để đo hệ thống công suất (cosφ).
- Kiểm tra mức độ sóng hài (THD%) để đánh giá chất lượng điện năng.
- Kiểm tra tủ điện, cầu dao, thiết bị đóng cắt
- Đo nhiệt độ tại các điểm đấu nối để phát hiện mối nối lỏng lẻo.
- Kiểm tra relay bảo vệ, aptomat xem có hoạt động đúng thông số không.
- Kiểm tra hệ thống tiếp địa và chống sét
- Đo điện trở của hệ thống nối đất bằng thiết bị đo chuyên dụng, đảm bảo giá trị đạt tiêu chuẩn (<4Ω đối với hệ thống nối đất bảo vệ và <10Ω đối với hệ thống chống sét theo tiêu chuẩn TCVN).
- Kiểm tra hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền nhằm bảo vệ thiết bị điện khỏi các đột biến áp (SPD).
- Kiểm tra hệ thống chiếu sáng và an toàn cháy nổ
- Đánh giá mức độ chiếu sáng tại các khu vực sản xuất, kho bãi, văn phòng theo tiêu chuẩn an toàn.
- Kiểm tra an toàn điện cho các khu vực ẩm ướt hoặc có nguy cơ cháy nổ, bao gồm đánh giá chất lượng của ổ cắm, công tắc và phích cắm.
- Kiểm tra chỉ số bảo vệ (IP) của các thiết bị điện được lắp đặt trong môi trường bụi bẩn hoặc có hóa chất.
3. Đưa ra cách giải quyết, khắc phục và nâng cấp hệ thống điện
Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra sơ bộ và chi tiết, đội ngũ kỹ sư sẽ tổng hợp dữ liệu, phân tích tình trạng của hệ thống điện để đưa ra các giải pháp khắc phục, nâng cấp nhằm cải thiện hiệu suất và đảm bảo an toàn tối đa,
Quy trình giải quyết bao gồm:
- Đưa ra giải pháp khắc phục các sự cố đã phát hiện
- Thay thế dây dẫn, cầu dao và các thiết bị đóng cắt bị hỏng hoặc không đáp ứng yêu cầu về an toàn.
- Sửa chữa các mối nối lỏng lẻo, điều chỉnh lại hệ thống đấu nối để tránh phát sinh hiện tượng chập cháy.
- Cải thiện hệ thống nối đất nếu điện trở đo được không đạt chuẩn.
- Nâng cấp hệ thống điện
- Đề xuất nâng cấp thiết bị bảo vệ và hệ thống chống sét, đặc biệt là lắp đặt các thiết bị chống sét lan truyền (SPD) cho các tủ điện chính.
- Tối ưu hóa hệ thống bù công suất, lắp đặt tụ bù thích hợp để nâng cao hiệu suất sử dụng điện.
- Cải tiến hệ thống giám sát năng lượng và hệ thống điều khiển tự động (PLC, biến tần) để tối ưu hóa quá trình vận hành.
- Báo giá từng phần
- Lập báo cáo chi tiết từng hạng mục cần khắc phục hoặc nâng cấp, kèm theo báo giá minh bạch cho từng phần.
- Phân tích chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị và chi phí nâng cấp hệ thống dựa trên tình trạng hiện tại và tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra.
- Đưa ra các gói dịch vụ bảo trì định kỳ để doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với ngân sách và yêu cầu an toàn.
Giải pháp đưa ra được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế (TCVN, IEC, NEC) và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ kỹ sư, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và an toàn cho hệ thống điện.
Kết luận
Quy trình kiểm tra an toàn điện từ bước kiểm tra sơ bộ đến kiểm tra chi tiết và đưa ra giải pháp khắc phục, nâng cấp là bước không thể thiếu trong việc duy trì một hệ thống điện hoạt động ổn định, an toàn và tiết kiệm năng lượng. VIệc thực hiện định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề mà còn đảm bảo rằng hệ thống luôn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu suất sản xuất.
Với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cùng trang thiết bị đo lường hiện đại, việc kiểm tra đánh giá an toàn điện được thực hiện một cách chính xác, bải bản và hiệu quả, đến sự yên tâm cho các doanh nghiệp trong việc vận hành hệ thống điện một cách bền vững và kinh tế.
Bình luận